Những tấm lòng vàng 3.11.2022
Ngày tết đến, chúng ta thường thấy người lớn lì xì cho trẻ nhỏ để chúc chăm ngoan, học giỏi. Mở rộng hơn, con cháu ngày nay cũng lì xì cho cha mẹ, ông bà để chúc sức khỏe, bình an. Bạn bè, đồng nghiệp lì xì nhau để chúc năm mới vạn sự như ý...Thượng tọa Thích Trí Chơn, Trưởng ban Văn hóa Phật giáo TP.HCM, Viện chủ tu viện Khánh An cho hay, lì xì xuất phát từ tiếng Trung Hoa 利事 (lợi sự), tức là chúc cho một năm mới với những điều lợi ích, may mắn.Tại Việt Nam, chúng ta hay tặng cho nhau một bao lì xì hình chữ nhật màu hồng hoặc màu đỏ, màu biểu tượng cho thành công, thắng lợi, hạnh phúc, an lành. Trong bao lì xì, đồng tiền lớn hay nhỏ không quan trọng.Thượng tọa Thích Trí Chơn chia sẻ, lì xì từ lâu đã trở thành một phong tục, có ý nghĩa gián tiếp nhắc nhở mọi người hãy làm những thiện sự (việc tốt) để có những hoa trái thiện lành. từ những nhân thiện để chúng ta có hoa trái thiện lành.Như vậy, chỉ là lời chúc, lì xì còn là một cách chúng ta nương vào đó để nhắc nhở mình làm những việc có lợi cho chính mình, mọi người xung quanh, xã hội và cả môi trường.Theo Viện chủ tu viện Khánh An, bao lì xì thường có màu đỏ có thể giải thích là do xuất phát từ lửa. Về cơ bản, chúng ta hay nói ngọn hồng nhưng màu của lửa được cụ thể hóa lên màu đỏ - màu của lợi ích, màu của thắng lợi, vinh quang, chói sáng. Bên cạnh đó, trong văn hóa của nhiều nước châu Á, màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, cát tường, thịnh vượng... nói chung là màu của những điều tốt đẹp. Vì vậy, ngày tết không thể thiếu màu đỏ, bao lì xì đa phần của màu đỏ cũng vì mang ý nghĩa chúc cho nhau những điều tốt đẹp như vậy. Ngoài ra, ngày tết người Việt còn có tục đi chùa hái lộc. Theo thượng tọa Thích Trí Chơn, lộc là một mầm nhú ở trên các cây xanh, thường mùa xuân thì nảy nở đâm chồi. Người Việt xưa có tục lên chùa hái lộc đầu năm, theo thông lệ đó, người ta đến chùa sẽ cầm về chiếc lá, cành hoa ở chùa về nhà mang tính biểu tượng như lộc, từ đó sinh sôi nảy nở cho ra hoa thơm trái ngọt. Tất cả đều chỉ mang tính biểu tượng. Tuy nhiên, Viện chủ tu viện Khánh An cho hay, tục đi chùa hái lộc đầu năm đã không còn phù hợp trong lối sống hiện tại. Ngày nay, nhiều chùa ở Việt Nam được bao phủ bởi cây cối để cho góp phần cho không gian tươi xanh. "Nếu ai đi chùa đầu năm cũng hái lộc, bứt lá, bẻ cành, ngắt hoa thì sẽ rất phản cảm, mất đi hình ảnh đẹp, một môi trường nhiều người đến chiêm ngưỡng nên nếu có thể chúng ta chỉ cần quán nguyện lộc ở trong tâm thức của mình. Những hạt giống tươi tốt, đẹp, thơm trong trái tim mình cố gắng vun bồi, nuôi dưỡng thì có được lộc tốt nơi chính mình khi tiếp xúc Đức Phật hay hơn là mình bẻ cành, chiết lá mang về nó không còn phù hợp trong bối cảnh hôm nay", thượng tọa Thích Trí Chơn chia sẻ.Cận cảnh dự án du lịch hơn 4.779 tỉ 'trùm mền' nhiều năm ở Ninh Thuận
Người thu nhập thấp dễ bị mất việc khi chuyển đổi sang nền kinh tế xanh
Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân, để nghiên cứu, chỉ đạo và phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành để tiếp tục đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Thủ tướng là trưởng ban chỉ đạo, hai phó ban là Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn và Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên. Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo tiếp tục thực hiện chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, tham mưu, đề xuất giải pháp giải quyết các vướng mắc trong quá trình triển khai xây dựng các nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.Đồng thời, chỉ đạo sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan, đáp ứng yêu cầu phát triển điện hạt nhân, đảm bảo chất lượng, an toàn, an ninh và hiệu quả; chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng chương trình phát triển điện hạt nhân của Việt Nam để báo cáo cấp thẩm quyền phê duyệt.Trước đó, Thủ tướng đã yêu cầu xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận trong 5 năm. Theo Bộ Công thương, quy mô dự kiến của nhà máy sẽ lên đến vài tỉ USD. Năm 2009, tại Nghị quyết 41 của Quốc hội khóa XII, Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 được đặt tại xã Phước Dinh, H.Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận; Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 đặt tại xã Vĩnh Hải, H.Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận.Công suất 2 nhà máy trên 4.000 MW, mỗi nhà máy khoảng 2.000 MW. Theo dự kiến, Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 khởi công năm 2014, tổ máy đầu tiên vận hành năm 2020.
Đó là giải đấu mà Nguyễn Thị Thật không gặp may bởi xe thi đấu của cô bị cháy rụi cùng 28 chiếc xe khác của đoàn VN khi trên đường di chuyển đến địa điểm thi đấu. Vào giờ chót, cô được "chữa cháy" kịp thời với chiếc xe cũ gửi từ VN sang. "Nếu không gặp sự cố cháy xe, nhiều khả năng mình sẽ giành HCV", cua rơ này bày tỏ.Ông Nguyễn Ngọc Vũ, Tổng thư ký Liên đoàn Xe đạp - Mô tô thể thao VN (VCF), cho biết phía Thái Lan đã đạt được thỏa thuận đền bù xe mới cho Nguyễn Thị Thật. Nữ cua rơ số 1 VN đã gửi các thông số về xe của mình cho phía nước bạn, vào tháng 3 tới khi sang VN tranh tài giải xe đạp nữ quốc tế Biwase Cup, họ sẽ mang xe sang cho cô.Đội tuyển xe đạp nữ Thái Lan mang đến giải xe đạp nữ quốc tế Biwase tay đua vừa đoạt HCV châu Á là Jutatip. Nguyễn Thị Thật khoác áo CLB Tập đoàn Lộc Trời An Giang dự giải đấu này nên cả hai hứa hẹn tạo màn tái đấu hấp dẫn. Sau đó vào cuối tháng 3, Nguyễn Thị Thật cùng đội tuyển xe đạp nữ VN tham dự giải xe đạp nữ quốc tế Tour of Thailand và cũng sẽ gặp lại Jutatip. Hai ngôi sao của làng xe đạp Đông Nam Á này được ví như kình địch nhiều duyên nợ khi còn tái đấu ở SEA Games 33 vào tháng 12 tới tại Thái Lan.Ở Tour of Thailand năm ngoái, Nguyễn Thị Thật để mất danh hiệu áo vàng chung cuộc về tay Jutatip khi thua chặng quyết định. Món nợ chồng chất khi Jutatip lại thắng Nguyễn Thị Thật ở giải vô địch châu Á 2025. Trước đó tay đua số 1 VN từng đánh bại Jutatip để lên ngôi vô địch châu Á (các năm 2018, 2022, 2023).
Vũ khí băng nhóm bạo lực dùng ở Haiti đến từ Mỹ?
Ngày 17.1, hầm Tuy An thuộc dự án cao tốc Chí Thạnh - Vân Phong (cao tốc Bắc - Nam) qua tỉnh Phú Yên dài 1.020 m chính thức được đào thông cả 2 ống hầm.Theo báo cáo của Ban điều hành gói thầu XL01, liên danh nhà thầu đã huy động 806 nhân sự, 505 máy móc thiết bị và triển khai 40 mũi thi công trên toàn tuyến. Tổng sản lượng thực hiện toàn gói thầu đạt 72%. Riêng đối với phạm vi công việc do Tập đoàn Đèo Cả đảm nhiệm, sản lượng hoàn thành đến nay đạt 68% (vượt 8% so với kế hoạch đề ra).Hạng mục hầm Tuy An có chiều dài 1.020 m, đã chính thức được đào thông cả 2 ống hầm, trong đó nhánh trái đã được nhà thầu đào thông cách đây 1 tháng. Để hoàn thành việc đào thông hai nhánh hầm, đội ngũ kỹ sư và công nhân đã vượt qua nhiều thách thức, đặc biệt về địa chất, đạt tốc độ thi công trung bình 2 m/ngày.Ông Trương Công Đạt, Giám đốc Ban đều hành gói thầu XL01 cho biết, quá trình thi công hầm Tuy An đã đối mặt với nhiều thách thức lớn do điều kiện địa chất phức tạp. Theo thiết kế ban đầu, hầm được dự kiến sẽ xuyên qua lớp đá cứng nhưng thực tế khi thi công địa chất tại khu vực này chủ yếu là đất sét, đá phong hóa, cát và nước ngầm. Sự khác biệt này không chỉ làm gia tăng độ khó trong thi công mà còn khiến tốc độ đào hầm từ trung bình 6 - 8 m mỗi ngày giảm xuống chỉ còn 0,5 - 1 m mỗi ngày.Trước những khó khăn này, Ban điều hành cùng các đơn vị liên quan đã nhanh chóng điều chỉnh phương án thi công, xử lý các vấn đề phát sinh và hoàn thiện hồ sơ phê duyệt. Việc phối hợp chặt chẽ giữa nhà thầu, đơn vị tư vấn giám sát và Ban quản lý dự án đã đảm bảo nguồn kinh phí và tiến độ thực hiện. Nhờ sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ kỹ sư và công nhân, tiến độ thi công toàn dự án hiện vượt 8% so với kế hoạch đề ra. "Việc hoàn thành đào thông hầm Tuy An, đặc biệt trong điều kiện địa chất không thuận lợi, thể hiện sự quyết tâm và tinh thần trách nhiệm của toàn bộ đội ngũ tham gia dự án. Đây là bước tiến quan trọng, góp phần đẩy nhanh tiến độ của toàn bộ tuyến cao tốc Chí Thạnh - Vân Phong", ông Đạt khẳng định.Ngay sau khi hai nhánh hầm được thông, đội ngũ kỹ sư và công nhân sẽ triển khai các công đoạn tiếp theo như: đào hạ nền, gia cố, lắp đặt ván khuôn để đổ bê tông vỏ hầm, lắp đặt hệ thống thiết bị ITS. Bên cạnh đó, hầm Tuy An sẽ được tận dụng làm đường công vụ, rút ngắn thời gian vận chuyển, điều phối vật liệu trên toàn tuyến, giúp đẩy nhanh tiến độ thi công toàn dự án.Gói thầu XL01 dự án thành phần đoạn Chí Thạnh - Vân Phong thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2. Gói thầu có chiều dài 24 km (tổng chiều dài dự án là 48 km). Tổng giá trị gói thầu là 4.300 tỉ đồng. Trong giai đoạn phân kỳ hiện nay, gói thầu được đầu tư với quy mô 4 làn xe, chiều rộng nền đường 17 m. Trên tuyến, ngoài phần đường, hầm Tuy An dài hơn 1 km còn có 16 cầu (11 trên tuyến chính và 5 cầu trên tuyến ngang và nút giao). Gói XL01 được thực hiện bởi liên danh nhà thầu do Tập đoàn Đèo Cả đứng đầu, với khối lượng Tập đoàn Đèo Cả thực hiện là 1.650 tỉ đồng, chiếm 38% giá trị gói thầu.